Trang chủ Tin tức✅ (Đã được xác minh) Hướng dẫn khoan giếng tiếp địa siêu đơn giản

Hướng dẫn khoan giếng tiếp địa siêu đơn giản

Nhằm đảm bảo an toàn cho người và các vật dụng điện trong gia đình, việc xây dựng hệ thống tiếp địa là vô cùng cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn khoan giếng tiếp địa chống sét chi tiết bạn có thể tham khảo và thực hiện.

Hệ thống tiếp địa là gì? Tác dụng của hệ thống tiếp địa

Thực chất, hệ thống tiếp địa là sự nối tiếp của cọc điện cực qua hệ thống dây dẫn.  Việc xây dựng hệ thống tiếp địa giúp đảo bảo an toàn cho người sinh sống ở khu vực đó, hạn chế các sự cố như hư hỏng thiết bị điện, điện giật xảy ra.

Ngoài ra việc xây dựng hệ thống tiếp địa chống sét cho các công trình xây dựng, còn giúp tăng hệ thống tin cậy cho hệ thống, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hướng dẫn khoan giếng tiếp địa

Một số các tác dụng khác của việc xây dựng hệ thống tiếp địa như:

  • Giảm hư hỏng thiết bị
  • Giảm mức nhiễu xung quanh
  • Tăng tuổi thọ cho các thiết bị

Các thực hiện khoan giếng tiếp địa

Khoan giếng tiếp địa là quá trình không hề đơn giản, bạn có thể thực hiện cách hướng dẫn khoan giếng tiếp địa dưới đây:

Bước 1: Cọc tiếp địa

Thông thường sẽ sử dụng cọc với đường kính từ 14mm và chiều dài là 2m. Tùy vào địa chất từng vùng mà sẽ lựa chọn số lượng cọc và chiều sâu (cần đảm bảo điện trở dưới 10 Ohm). Các cọc nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulong đồng. Dây tiếp điện nối với vỏ kim loại các thiết bị gia đình.

Bước 2: Đào rãnh, hố

Trước hết, hãy xác định và kiểm tra vị trí hệ thống tiếp địa để tránh các công trình ngầm như đường ống nước. Tùy theo nhu cầu bạn có thể đào rãnh với kích thước khác nhau (thông thường chiều sâu là 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm). Với những nơi có mặt bằng hạn chế, điện trở suất điện trở cao nên áp dụng các đường kính từ 50mm- 80mm và chiều sâu từ 20m – 40m.

Bước 3: Trôn các điện cực xuống đất

Đóng cọc tiếp đất ở nơi quy định với khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc cắm xuống đất. Với những nơi địa hình hẹp, khoảng cách cọc có thể ngắn hơn.

Tiến hành đóng cọc sâu sao cho đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100-150mm. Với cọc đất trung tâm, có thể đóng cạn hơn so với các cọc khác nhưng vẫn đảm bảo cách mặt đất khoảng 150 ~ 250mm để lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất dễ dàng hơn.

Rải dây cáp theo các rãnh đã đào và đảm liên kết với nhau. Bạn có thể dùng các loại thuốc hàn như EXOWELD, LEEWELD để liên kết cọc với dây cáp.

Bước 4: Chọn và lắp kim thu sét

Gắn kim thu sét lên nóc nhà. Đồng thời nối kim thu sét với các dây kim loại đi xuống đất. Dây thoát sét cần được kết nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa dài chôn sâu xuống đất cách sàn nhà ra phía ngoài 1-2m. Bạn đào rãnh sâu 0,5m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau.

Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.

Bước 5: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp địa

  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đảm bảo ngang với mặt đất.
  •  Kiểm tra các mối hàn lần cuối để đảm bảo độ chắc chắn
  • Lấp đất vào các hố, rãnh đã đào trước đó.
  •  Tiến hành đo điện trở đất với giá trị cho phép là < 10 Ohm. Nếu lớn hơn cần đóng thêm cọc hoặc xử lý hóa chất để giảm điện trở.

 

Trên đây là hướng dẫn khoan giếng tiếp địa, nếu có bất kỳ những băn khoăn, thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ với khoan giếng Thu Tiệp qua hotline: 0983.448.943 & 0904.251.684 để được tư vấn, giải đáp.

 

Ý kiến bình luận
0904.251.684