Trang chủ Tin tức✅ (Đã được xác minh) Cách xem ngày tốt để đào giếng khoan

Cách xem ngày tốt để đào giếng khoan

Từ xưa tới nay việc đào giếng để lấy nước sinh hoạt là điều quan trọng đối với các gia đình.Thế nhưng mọi người đều cho rằng đào giếng ở chỗ nào cũng được, miễn sao có nhiều nước và tiện lợi cho gia đình là được. Nhưng ít ai biết được rằng việc xem ngày đào giếng và vị trí của giếng nước cũng ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ và của ngôi nhà.

Cách xem ngày tốt để đào giếng khoan

Tại sao phải xem ngày đào giếng

Cũng như việc chúng ta động thổ làm nhà, việc xem ngày đào giếng, giếng khoan là lựa chọn ngày tốt, hợp mệnh, hợp tuổi để báo cáo với các thần linh, thổ địa và gia tiên hành công việc.

Việc xem ngày tốt để đào giếng cũng để góp phần giúp công việc được hành thông, suôn sẻ, có thể đón tài lộc, vượng khí về với gia chủ, đồng thời tránh những điều xui, vận rủi,tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành.

Cách xem ngày tốt để đào giếng khoan

Xem ngày khoan giếng

Ngày tốt đào giếng khoan bao gồm:  Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Ất Tỵ, Tân Hợi, Tân Dậu, Quý Dậu.

Ngày tốt sửa giếng bao gồm: Canh Tý, Tân Sửu, Giáp Thân, Quý Sửu, Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Tân Hợi.

Trên đây là tất cả nhưng ngày tốt nhất để đào giếng và khoan giếng. Tuy nhiên để chon được những ngày phù hợp, các bạn cần chánh những ngày xung với tuổi của mình. Không những vậy, cần tránh những ngày trùng với các ngày bách ky.

Nên khi đào giếng, khoan giếng hay sửa giếng các bạn cũng nên tiến hành vào các giờ hoàng đạo trong ngày, như vậy công việc thêm phần hanh thông, thuận lợi và suôn sẻ.

Khoan giếng giá rẻ ở đâu?

Những điều kiêng kỵ khi đào giếng

Để giúp cho việc đào giếng được diễn ra một cách suôn sẻ và hòa hợp với phong thủy của ngôi nhà. Các bạn cần kiêng kỵ nhưng điều sau đây khi đào giếng:

  1. Không được đào giếng ở gần bếp hoặc đối diện với gian bếp:

Theo thuyết ngũ hành thì bếp là nơi đun nấu, thuộc hành hỏa, có tính Dương. Còn bếp lại thuộc hành Thủy, có tính Âm. Nếu đặt giếng ở gần bếp sẽ gây nên Âm – Dương, Thủy – Hỏa xung khắc nhau. Không nhưng vậy nếu đặt giếng nước đối diện với bếp sẽ xinh bệnh tật về mắt, tim mạch trong gia đình nam nữ thì dâm loạn.

  1. Tránh đặt giếng vào phương tọa đô ngôi nhà:

Phương tọa độ của ngôi nhà thương là nhưng nơi cao ráo, vững chãi. Có vậy thì mới có vượng khí, cát trạch  giúp cho gia đình luôn luôn được mạnh khỏe, thêm nhân khẩu, tài vận đầy nhà.

Nếu như quý các bạn đào giếng tại phương tọa độ của ngôi nhà, thì sẽ roi vào trường hợp Vượng Sơn Hạ Thủy,  nghĩa là vượng khí sẽ roi hết xuống nước, như vậy sẽ làm trái nguyên tắc phong thủy làm cho bệnh tật phát xinh, vạn điều không tốt.

  1. Không nên đào giếng trước nhà

Mỗi ngôi nhà đều có tứ linh khí áp trấn ở 4 hướng khác nhau đó là: tiền là Chu Tước,bên tả là Thanh Long, bên hữu là Bạch Hổ và hậu là Huyễn Vũ.

Với việc đào giếng, khoan giếng thì chỉ nên tiến hành ở bên hướng bên trái, bởi Thanh Long  chính là đại diện của mệnh thủy. Nếu khi đào giếng ở bên phải thì phải tùy thuộc vào tuổi của gia chủ, hướng nhà cũng như năm tiến hành , tất cả đều tốt, kích vượng tài thì mới đào được.

Đặc biệt là không nên đào giếng trước nhà, trước nhà mà có đường hoặc là có sông sẽ là tốt nhất.

Chia sẻ cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Nên đào giếng ở đâu để hợp với phong thủy của ngôi nhà.

Đây cũng chính là điều ít được quan tâm tới khi tiến hành đào giếng. Mọi người thương có quan niệm rằng cứ đào chỗ nào nhiều nước là được. Nhưng thực tế thì việc xem hướng, Vị trí để đào giếng phức tạp hơn nhiều. Nếu như giếng nước hòa hợp với phong thủy của ngôi nhà, sẽ giúp cho gia đình được bình an, con cháu được thông minh, tài giỏi

Việc xác định cung và phương vị dựa vào thiên can, địa chi để có thể đào giếng ở vị trí thích hợp là vô cùng quan trọng. Mỗi một cung, một phương vị khác nhau lại có nhưng tác động khác nhau đến gia chủ.

Dưới đây là những vị trí đào giếng ứng với phúc họa mà quý bạn cần lưu ý:

Cách xem ngày tốt để đào giếng khoan

  • Đặt giếng tại cung Kiền: người trong nhà có tai họa như: gãy đùi, ung nhọt trên đầu, chân tê liệt, nặng nhất là có thể có người thắt cổ.
  • Đặt giếng tại phương Hợi: cháu con thông minh, tài giỏi, gia đình thịnh vượng.
  • Đặt giếng tại phương Nhâm: phát tài vượng đinh. Tuy nhiên nếu gần giếng mà có suối sâu thì nam nữ sẽ dâm loạn
  • Đặt giếng tại phương Khảm: gia chủ sẽ thường xuyên bị bệnh tật, gia đình thì hay bị trộm cắp.
  • Đặt giếng tại phương Quý: gia đạo bình an, vượng phát, tài lộc đầy nhà, gia đình luôn được sống trong giàu sang, phú quý.
  • Đặt giếng tại phương : tất sinh người điên ở trong nhà.
  • Đặt giếng tại phương Sửu: trong gia đình sẽ có người bị câm điếc, mùa lòa. Đồng thời trong nhà luôn thường xuyên tranh cãi, xích mích, không yên ổn.
  • Đặt giếng tại cungCấn: gia chủ vượng phát, tài vận lên cao. Tuy nhiên hiếm muộn đường con cái, nếu nặng sẽ tuyệt tự, không có con.
  • Đặt giếng tại phương Dần: gia đạo không yên bình, trong nhà luôn cãi vã, bệnh tật liên miên.
  • Đặt giếng tại phương Mão: cũng tương tự như phương Dần, không tốt.
  • Đặt giếng tại phương Giáp: gia đạo vượng khí phát tài, nhưng cũng thường xuyên gặp bệnh tật. Nếu có suối sâu gần với giếng nước thì nam nữ dâm loạn.
  • Đặt giếng tại phương Thìn: gia đạo bất cát, gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống.
  • Đặt giếng tại cung Tốn: tài lộc, vượng khí đầy nhà, gia đạo bình an.
  • Đặt giếng tại phương Tỵ: công danh đến với gia đình, tuy nhiên không lớn.
  • Đặt giếng tại phương Bính: trong gia đình sẽ có người đỗ đạt công danh, nhưng nếu có suối sâu gần giếng nước thì tất cả nam nữ đều dâm loạn.
  • Đặt giếng tại cung Ly: gia chủ sẽ có tật khiến mắt không được sáng rõ.
  • Đặt giếng tại phương Đinh: tài lộc đầy nhà, đặc biệt nam nhân sẽ đỗ đạt công danh.
  • Đặt giếng tại phương Mùi: gia chủ đỗ đạt công danh, giàu sang phú quý.
  • Đặt giếng tại cung Khôn: gia đạo bình an, giàu sang phú quý.
  • Đặt giếng tại cung Đoài: phương này đại dâm loạn, gia đình tuyệt tự.
  • Đặt giếng tại phương Thân: gia chủ gặp khó khăn ở đường con cái, gia đình thường gặp trộm cắp.
  • Đặt giếng tại phương Dậu: tiền vận gặp hung, hậu vận gặp cát khí, tài vận.
  • Đặt giếng tại phương Canh: gia đình giàu sang, phú quý. Nhưng nếu giếng nước gần suối sâu thì tất cả nam nữ dâm loạn.
  • Đặt giếng tại phương Tân:gia đạo bình an, mọi người trong gia đình sống có đạo đức, trong sạch.
  • Đặt giếng tại phương Ngọ: vạn sự lận đận, không có cát khí.
  • Đặt giếng tại phương Tuất: vạn sự bất cát, con cái ốm đau, bệnh tật có thể dẫn tới thân vong.

Quý bạn cần lưu ý rằngvới mỗi một tuổi khác nhau thì can chi khác nhau, ngôi nhà cũng tọa cung và phương khác nhau, không ai giống ai. Vậy nên không nên áp dụng của mọi người cho nhau.

Văn khấn và bài cúng đào giếng, tạ giếng, lấp giếng:

1 – Bài cúng đào giếng:

Vào tối trước ngày tiến hành đào giếng, gia chủ cần sắm sửa: 1 cặp đèn cầy, 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, xôi, gà, gạo, muối, vàng hương,…

Khấn rằng:

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)

Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh…

Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai là ngày… cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào, không gặp trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con xin tạ ngài, tùy tâm cúng tạ. A di đà phật.

Đọc văn khấn xong thì rải gạo muối xung quanh vị trí đào.

2 – Cúng tạ đào giếng:

Lẽ cần sắm: 1 cặp nến, 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, hoa quả, bánh kẹo, 5 ly rượu, xôi, gạo muối, 1 miếng thịt luộc.

Khấn rằng:

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)

Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh…

Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay chúng con tạ chư thần, Hà Bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài mãi. Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ.

A di đà phật (3 lần).

3 – Cúng xin lấp giếng:

Trước khi lấp giếng vài ngày thì cần rắc muối, gạo xung quanh giếng.

Đến ngày lấp thì cần sắm: 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, trầu cau, rượu thuốc đầy đủ.

Khấn rằng:

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)

Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh…

Cáo xin chư vị Tiền Hiền, có đào cái giếng lâu ngày thế gian, lâu ngày không có nước dùng, lấp đi thì sợ, để thời chẳng an. Hôm nay con xin cáo rõ ràng, Thủy Long Hà Bá ở thời nơi đây, cáo cùng chư vị nơi này, cho con lấp giếng đổ đầy bất ban, không còn giếng lạ thế gian, ra vào đụng chạm hệ thời không yên, giếng xưa đào cũng lâu rồi, người trần không sử dụng nước thời không dâng, cho nên xin lấp cho xong, không còn giếng cũ ở trong đất này, tạ thần tạ thổ nơi đây, bình hoa nải chuối mời thời đi cho. A di đà phật.

Sau đi đọc xong có thể lấp giếng lại, lấp xong thì cúng tạ.

0904.251.684